Phương pháp vòng tròn hỗ trợ các tổ chức, cộng đồng và cá nhân chuyển hóa các cuộc gặp gỡ thường ngày thành những cơ hội tương tác nhân văn mà ở đó mỗi thành viên cảm thấy an toàn để lên tiếng, kết nối với con người của nhau và đồng kiến tạo hành động có ý nghĩa.
"Gặp để Gỡ"
Thử tưởng tượng xem, sẽ thế nào nếu trong những không gian nhóm dưới đây, chúng ta có thể kết nối sâu sắc hơn với những người khác. Chúng ta có thời gian để lắng nghe nhau, có thêm những khoảnh khắc thấu hiểu và cùng nhau tạo nên những thành quả ý nghĩa:
Bất cứ nơi nào con người gặp gỡ - họ đều mong muốn những cuộc trò chuyện ý nghĩa, dồi dào sức sống. Ở đó, họ không còn cảm thấy "một mình".
Cho dù là nơi làm việc, gia đình hay cộng đồng, chúng ta luôn mong muốn những cơ hội được sẻ chia, thấu hiểu và tạo nên những trải nghiệm ý nghĩa cùng nhau. Đặc biệt sau đại dịch Covid-19. chúng ta càng nhận ra những mối quan hệ thực sự chất lượng là bệ đỡ tinh thần cho mỗi cá nhân, đồng thời cũng là chất xúc tác cho những sáng tạo và đột phá trong tổ chức. Phương pháp vòng tròn là thực hành căn bản trong các cộng đồng hay tổ chức hướng tới một tương lai bền vững cho tất cả mọi người.
Tất cả xoay quanh việc thay đối cách chúng ta giao tiếp trong những cuộc gặp gỡ thường ngày.
Một nghiên cứu về "trải nghiệm nơi làm việc" của Deloitte cho thấy ba kết quả mà phương pháp vòng tròn tạo nên - an toàn tâm lý, cảm giác kết nối và khả năng đồng kiến tạo - ảnh hưởng trực tiếp đến nhân sự của một tổ chức. Ba kết quả này cũng góp phần hỗ trợ giảm thiểu các vấn đề tâm lý tại nơi làm việc và nơi học tập.
An toàn tâm lý là cảm giác tin tưởng để lên tiếng mà không sợ bị trừng phạt hay phán xét, cảm thấy được tôn trọng và đối xử công bằng.
Cảm giác kết nối là việc có các mối quan hệ ý nghĩa giữa các thành viên trong cùng một tổ chức, mà ở đó mỗi người thực hành việc lắng nghe và chia sẻ thấu cảm, lên tiếng để bảo vệ các góc nhìn yếu thế và thực hành các hành vi giao tiếp mang tính bao trùm.
Khả năng đồng kiến tạo đến từ cảm giác được truyền động lực từ giá trị, mục tiêu và tầm nhìn của tổ chức mình làm việc, đồng thời, cảm thấy sự đóng góp của mình được trân trọng.
Phương pháp vòng tròn là một thực hành nền tảng ở cấp độ giao tiếp nhóm tập trung xây dựng 3 yếu tố An toàn, Kết nối và Đồng kiến tạo qua việc thực hành nhuần nhuyễn các thành tố cụ thể của một buổi gặp gỡ vòng tròn. Các thành tố này được làm rõ thành một mô hình gọi là "Bánh xe thành tố vòng tròn" được khởi xướng bởi Christina Baldwin và Ann Linnea, sau này lan rộng ra thành thực hành nền tảng của cộng đồng điều phối Art of Hosting, các cộng đồng thực hành tổ chức phẳng trên thế giới cũng như các mô hình phát triển cộng đồng bền vững.
Mô hình bánh xe thành tố làm rõ một tập hợp các yếu tố có thể hỗ trợ tạo nên trạng thái an toàn, kết nối và đồng kiến tạo cho nhóm trong các cuộc hội họp hay gặp gỡ:
Trạng thái an toàn tâm lý được tạo nên từ thực hành mở đầu và kết thúc trong không gian vòng tròn giúp tất cả các tiếng nói được lên tiếng. Vai trò rõ ràng của người điều phối và người bảo hộ giúp cho không gian giao tiếp luôn được quan sát với sự để tâm. Việc đề cao các thỏa thuận chung và sử dụng vật nói san sẻ cơ hội cho các tiếng nói cần được lên tiếng một cách an toàn.
Cảm giác kết nối được tạo ra thông qua thực hành đặc thù của vòng tròn là đề cao việc lắng nghe. Việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản để vận hành không gian vòng tròn hỗ trợ người tham gia thực hành tôn trọng và lắng nghe nhau. Bất cứ khi nào có sự phá vỡ các nguyên tắc lắng nghe thì không gian vòng tròn đã có những vai trò để hỗ trợ lên tiếng và đảm bảo sự tôn trọng cần thiết. Ngoài ra, các khoảng mở đầu và kết thúc khi được thiết kế sáng tạo có thể giúp các thành viên chia sẻ những điều cá nhân cho nhau.
Đồng kiến tạo được tạo nên từ việc để tâm đến ý định và sự rõ ràng của ý định của một buổi gặp gỡ để hỗ trợ người tham gia kết nối với mục tiêu chung. Tiến trình chia sẻ của vòng tròn giúp tất cả các tiếng nói được lên tiếng đóng góp mà không bị can thiệp hay cản trở. Tiến trình lắng nghe và chiêm nghiệm trong cấu trúc chia sẻ của vòng tròn hỗ trợ tạo nên các kết nối ý tưởng không ngờ tới cũng như các góc nhìn giá trị cho việc hoạch định mục tiêu chung.
Phương pháp vòng tròn cung cấp một thực hành nền tảng giúp các cuộc gặp gỡ trong tổ chức - dù đó là một cuộc họp, một chương trình tập huấn hay retreat gắn kết đội ngũ - trở nên nhân văn nhưng vẫn cam kết hiệu quả. Khi được thực hành thường xuyên, phương pháp vòng tròn là một công cụ đắc lực trong quá trình xây dựng văn hóa tổ chức đề cao kĩ năng lắng nghe, hướng tới sự thấu hiểu.
Một khi kĩ năng lắng nghe được đề cao như một giá trị cốt lõi trong các cuộc gặp gỡ của một tổ chức, con người hiểu được nhau tốt hơn, giảm thiểu sự hiểu lầm, cãi vã, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc, tinh thần tương trợ và đóng góp vào hạnh phúc nơi mỗi cá nhân cũng như cả tập thể.
Cùng tưởng tượng một tổ chức mà mỗi cuộc họp được tổ chức với phương pháp vòng tròn:
"Chúng ta đang thực sự đóng góp cho một ý nghĩa cao đẹp chung"
Phương pháp vòng tròn hỗ trợ người quản lý phát triển tư duy lãnh đạo dựa trên tinh thần đối thoại và tham gia đồng đẳng. Hãy cùng tưởng tưởng một không gian nhóm mà ở đó bạn không còn cần phải một mình gồng gánh mọi thứ mà có thể tin tưởng vào sự tham gia, đóng góp của các thành viên trong nhóm bạn đang quản lý. Bạn cảm thấy hào hứng vì bầu không khí tràn đầy sức sống của team và cảm thấy chính mình cũng đang học hỏi được rất nhiều từ những người cộng sự. Để làm được điều đó, phương pháp vòng tròn giúp một người quản lý trở nên ý thức hơn về những kỹ năng và tư duy:
Đến một ngày bạn nhận ra: Mình không còn cô đơn nữa, những lúc khó khăn, mình biết tìm đến đâu, có những ai sẵn sàng lắng nghe mình, có những ai cho mình là mình, và chỉ cần vậy thôi đã là hạnh phúc. Phương pháp vòng tròn hỗ trợ tạo nên những vùng đệm kết dính trong một xã hội đang có xu hướng đứt gãy về mặt kết nối, mà ở đó rất nhiều những lớp tổn thương đang bị đè nén vì không có không gian để gặp gỡ, lắng nghe và chia sẻ. Phương pháp vòng tròn là công cụ đắc lực để duy trì "hệ miễn dịch tinh thần" cho cộng đồng, nhất là các cộng đồng yếu thế trong xã hội nơi tiếng nói còn chưa được lắng nghe đầy đủ.
Dù bạn ở trong cộng đồng nào, chỉ cần bạn nhận ra giá trị của không gian lắng nghe cho những điều dễ tổn thương, phương pháp vòng tròn là công cụ đắc lực sẽ hỗ trợ bạn tạo nên những không gian thấu cảm và đầy ắp tình người, mà ở đó:
Chỉ bằng một chút ý thức về việc chuẩn bị không gian nhóm an toàn, chủ động tạo thêm cơ hội kết nối và hướng tới trí tuệ đồng kiến tạo, bạn đã có thể mang lại những trải nghiệm ý nghĩa cho những người xung quanh mình. Và chúng ta không cần phải bắt đầu từ những nơi quá khó khăn, ngay từ nhóm bạn thân, hoặc một nhóm người có cùng quan tâm đến một câu hỏi đau đáu, là đủ để bạn có thể trở thành tác nhân của sự thay đổi này!