circle
Kiến thức

Câu Hỏi Gợi Mở (Phần 1)

Mai Ly Trần
5 phút

Hình thành một câu hỏi hoặc một lời gợi mở (prompt) tốt là một phần của nghệ thuật điều phối trong Vòng tròn. Trước tiên, các chủ đề phải thú vị hoặc thiết thực đối với cả nhóm. Kế đó, một câu hỏi tốt phải khiến người tham gia cảm thấy họ trả lời được và họ sẽ trả lời. Các chủ đề có thể khiến người tham gia suy ngẫm/phản tư về quá khứ, bộc bạch những gì đang ở hiện tại, và nhìn nhận tương lai. Tuy nhiên, trong hầu hết các hội đồng lớp học, chúng ta gợi ý cho học sinh nhớ lại những trải nghiệm thực tế liên quan đến chủ đề.

Ví dụ: Nếu chủ đề là “vui chơi", một lời gợi mở tốt có thể là: “Chúng ta hãy cùng nhớ lại một thời điểm khi mình nghĩ, “Trời ơi, cái này vui dữ!” Mỗi người cũng không cần phải chuẩn bị trước câu chuyện đâu. Có thể mình cứ chờ tới lúc bảo vật phát thanh đến tay mình, và xem câu chuyện nào xuất hiện trong đầu mình thì cứ kể.”

Thỉnh thoảng, việc mở đầu lời gợi mở với một ví dụ của chính bản thân bạn, hoặc với một cuộc thảo luận về một từ khóa trong câu hỏi cũng tốt. Trong tình huống trên, bạn có thể hỏi: “Khi chúng ta sử dụng từ “vui chơi”, chúng ta đang nói đến điều gì?”

Một lời gợi mở phổ biến thường là “Hãy kể về một thời điểm khi …” hoặc “Hãy kể một câu chuyện lúc mà bạn…” hoặc “Hãy nhớ lại một trải nghiệm khi …”Đồng thời, hãy nhớ rằng việc nói từ trái tim luôn được ưu tiên hơn việc nói về chủ đề. Vì vậy, sau một câu hỏi hoặc một lời gợi mở, sẽ rất tốt nếu bạn nhớ nói thêm rằng “hoặc bạn cứ chia sẻ bất kỳ điều gì khác mà bạn muốn!”.

Sau đây là một số hướng dẫn để tạo ra câu hỏi hoặc lời gợi mở. Các câu hỏi hoặc lời gợi mở tốt trong hội đồng nên có các yếu tố sau:

  • Thú vị với cả nhóm, không phải với người dẫn dắt
  • Có thể khiến mỗi thành viên liên tưởng và chia sẻ từ trải nghiệm (“Hãy kể về một thời điểm khi …” thay vì “Bạn nghĩ gì về …”)
  • Vượt ra khỏi các quan điểm cá nhân. (Quan điểm nhìn chung là một câu chuyện đã bị lấy đi cốt truyện của nó.)
  • Được phát biểu trong các câu từ rõ ràng nhất có thể
  • Phù hợp với mức phát triển của mỗi lứa tuổi.
  • Không yêu cầu chia sẻ về “cảm xúc" (Cảm xúc có thể đến khi chúng ta chia sẻ trải nghiệm, nhưng “Bạn cảm thấy như thế nào ...?” không phải là một câu hỏi hiệu quả.)
  • Tạo không gian để bất kỳ một trải nghiệm nào của con người cũng có thể được chia sẻ. Tránh các câu hỏi dẫn dắt yêu cầu người tham gia chỉ nhìn vào một số cách phản cho một trải nghiệm. (Ví dụ: nếu chủ đề là “sự căng thẳng", tốt hơn là bạn nên nói: “Hãy kể về một thời điểm khi bạn bị căng thẳng tột độ" thay vì nói :”Hãy kể về một thời điểm bạn bị căng thẳng và bạn đã giải quyết tốt.”
  • Là lời gợi mở hoặc câu hỏi, không phải là câu phát biểu úp mở (VD: “Tại sao bọn con trai rất điên?” là một câu phát biểu. Nó nói rằng “Bọn con trai điên. Tại sao vậy?”)
  • Không cố ý dẫn dắt người khác tới một kết luận hay mục đích.

Tạo ra các câu hỏi và lời dẫn đòi hỏi rất nhiều thực hành. Một bài tập tốt là nhìn vào một số vấn đề bạn đang gặp phải hiện tại hoặc đã trải qua trong quá khứ. Hãy thử các cách khác để biến các chủ đề này thành các lời gợi mở giúp dẫn dắt việc kể các câu chuyện trong hội đồng.

-------

Ảnh dưới là câu hỏi xuyên suốt (calling question) mà nhóm mình sử dụng trong retreat camp Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ vừa rồi.

Mục đích câu hỏi này để dẫn dắt cả vòng tròn đi cùng nhau trong 5 ngày.

Kế đến, dựa vào câu hỏi đó, nhóm điều phối chia nhỏ thành các câu Prompt cụ thể hơn trong 5 ngày ở camp. Ví dụ 1 câu prompt của nhóm trong vòng tròn tuổi thơ ngày 2: Hãy chia sẻ một câu chuyện tuổi thơ đang đứng "âm thầm" chờ được lên tiếng ngày hôm nay? (từ "âm thầm" mượn trong lời bài hát 8 chữ có của Lê Cát Trọng Lý: "Có vết thương 10 năm đứng âm thầm, chờ cơn mưa sống lại")

circle

Nhận bản tin hàng tháng và các tài nguyên hữu ích từ Tròn Lành